Băng Tải Việt Phát chia sẻ với các bạn bài viết dưới đây về một dòng băng tải khá đặc thù là băng tải co rút. Nếu tính xếp loại 10 dòng băng tải công nghiệp phổ thông nhất, chúng ta có thể xếp băng tải co rút vô dòng băng tải PVC, dù dòng này cũng còn được thiết kế với dây băng tải PVK. Các bạn tham khảo thêm:
Tham khảo thêm: Top 10 Dòng Băng Tải Công Nghiệp Thường Gặp Nhất.
Băng tải co rút là gì?
Băng tải co rút trong thuật ngữ Tiếng Anh là telescopic conveyor. Telescope trong Tiếng Anh có nghĩa là ống nhòm, kính thiên văn. Các đoạn ống lồng vô nhau, co ra rút vô được. Dòng băng tải co rút cũng có cấu trúc tương tự như vậy. Cũng có thể co rút ngắn lại hoặc kéo dài ra theo yêu cầu sử dụng. Và chúng được gọi là băng tải co rút.
Băng tải co rút khác băng tải khác là kết cấu nhiều tầng, được gọi là các tầng, hay các module. Càng nhiều tầng, khả năng co rút càng cao, và khoảng cách vươn xa của băng tải càng lớn. Nhưng chi phí thiết kế chế tạo cũng càng cao.
Ứng dụng của băng tải co rút
Băng tải co rút có hai ứng dụng chính hay gặp nhất. Một là ứng dụng kho hàng cần tiết kiệm diện tích thiết bị băng tải chiếm dụng mà vẫn có thể sử dụng chuyển tải khoảng cách xa nhất trong khả năng có thể. Hai là ứng dụng băng tải lên xuống hàng xe tải, xe container (còn gọi là xe công).
Băng tải co rút kho hàng
Hình minh họa dưới đây là một cụm băng tải co rút sử dụng trong kho hàng do Băng Tải Việt Phát thiết kế chế tạo. Đầu tiếp liệu có thể kết nối với một băng tải khác, trong kho hàng thường là băng tải con lăn truyền động. Khi kéo hết các lớp module co rút của băng tải, độ dài khoảng cách chuyển tải có thể tăng lên gần 05 lần. Khi sử dụng xong, co lại. Hạn chế tối đa việc chiếm diện tích và cản trở lưu thông trong kho hàng.
Băng tải co rút lên xuống hàng xe tải
Ứng dụng thứ hai hay gặp hơn là ứng dụng lên xuống hàng cho các xe tải, xe container. Đặc biệt là các xe container 20” và 40”. Rất hữu dụng. Vì băng tải có thể điều chỉnh để đưa cánh băng tải vô tận trong cùng của xe container trong cả công đoạn lên hàng hay xuống hàng.
Hình minh họa dưới đây là một cụm băng tải co rút lên xuống hàng xe container do Băng Tải Việt Phát thiết kế chế tạo, cung cấp cho một nhà máy sản xuất thức ăn gia súc tại tỉnh Đồng Nai.
Vật liệu dây băng tải của băng tải co rút bằng loại dây băng nào?
Có hai dòng dây băng tải chính được sử dụng nhiều khi thiết kế các dòng băng tải co rút. Nó cũng tương ứng với cách chia nhánh hai ứng dụng băng tải co rút chính ở trên. Với băng tải co rút kho hàng, chúng ta hay sử dụng dòng dây băng tải vật liệu PVK. Vì khả năng chống cháy và an toàn cháy nổ của băng tải PVK. Với băng tải co rút lên xuống hàng container, chúng ta hay sử dụng băng tải PVC. Để chi phí rẻ hơn và dễ thay thế vật tư dây băng tải PVC khi hết tuổi thọ sử dụng.
Các bạn có thể hỏi tại sao băng tải PU và băng tải cao su không phải vật liệu sử dụng để thiết kế băng tải co rút. Với băng tải PU, lý do là vì dòng băng tải co rút không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Mà băng tải PU đặc tính của nó là an toàn thực phẩm. Và chi phí băng tải PU với yêu cầu chịu tải lớn, kích thước lớn và độ dày 03mm trở lên thì rất mắc tiền. Với băng tải cao su, yêu cầu băng tải cao su thiết kế đường kính trục pulley lớn quá, không phù hợp thiết kế không gian nhiều tầng của băng tải co rút.
Đọc thêm: Băng Tải PU.
Đọc thêm: Băng Tải Cao Su.
Nguyên lý hoạt động của băng tải co rút
Như chia sẻ ở trên, và cũng như trong các video và hình ảnh đã minh họa ở trên, nguyên lý hoạt động của băng tải co rút là sử dụng các lớp module chồng lên nhau. Mục đích để tiết kiệm diện tích với băng tải co rút kho hàng. Hoặc để có khả năng lách và luồn sâu vô container hoặc thùng hàng của xe tải hàng.
Các bạn tham khảo video dưới đây Băng Tải Việt Phát thiết kế mô phỏng hoạt động của dòng băng tải co rút này:
Một điểm các bạn cần chú ý là, tuy băng tải co rút bố trí nhiều tầng chồng nhau, nhưng chỉ vẫn chạy 01 dây băng tải bởi 01 động cơ kéo. Chứ không phải mỗi tầng là một hệ băng tải độc lập. Bản vẽ dưới đây thể hiện kết cấu và cách dây băng tải chạy thế nào trong hộp băng tải co rút. Các bạn theo ngành cơ khí, đọc bản vẽ thiết kế của Băng Tải Việt Phát sẽ hiểu ngay thôi.
Đặc điểm kỹ thuật của băng tải co rút lên xuống hàng xe công (xe container)
Với băng tải co rút ứng dụng lên xuống hàng cho xe container, một đặc điểm khá điển hình và khác biệt với các dòng băng tải khác là đầu băng tải có gắn đèn. Bản điều khiển song song, cùng tại vị trí bên ngoài và vị trí đầu co rút của băng tải.
Mục đích là khi đầu băng tải lách vô lọt lòng trong container để lên xuống hàng, thường trong container có thể tối. Đèn led chiếu sáng giúp công nhân tác vụ dễ dàng hơn. Bảng điều khiển đầu băng tải cũng giúp công nhân đứng trong lòng container cũng có thể điều khiển đầu co rút của băng tải. Để tiện tác vụ.
Công suất tải của băng tải co rút thế nào?
Thường thì chúng ta hay tính công suất tải của một hệ thống băng tải bằng số lượng hoặc khối lượng sản phẩm tải được chuyển tải trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, băng tải co rút thì thường sử dụng kho hàng hoặc lên xuống hàng hóa xe tải, xe công, các mặt hàng sản phẩm tải rất nhiều. Khó tính công suất tải dạng này. Mà chúng ta thường tính tốc độ dây băng tải vận hành.
Các thiết kế tiêu chuẩn của Băng Tải Việt Phát cho dòng băng tải co rút này đang là tốc độ định danh +/- 12 mét mỗi phút. Tức 12 m/p. Đơn vị Tiếng Anh là 12 mph (meter per hour).
Khi muốn tăng hoặc giảm công suất tải định danh này, chúng ta sử dụng biến tần. Biến tần giúp chúng ta điều khiển tăng hoặc giảm tốc độ vận hành của dây băng tải. Qua đó, giúp chúng ta điều khiển tăng hoặc giảm công suất tải của cả hệ thống.
Nếu không có yêu cầu đặc thù về biến tần, Băng Tải Việt Phát hay sử dụng dòng biến tần IVT hoặc biến tần Delta trong các thiết kế băng tải của mình.
Dự toán thi công và báo giá băng tải co rút
Về cơ bản, dự toán thi công và báo giá các dòng băng tải thường rất ít khi có ba rem cố định. Giá thành tùy thuộc vô giá vật tư thi công trên thị trường, tùy thuộc quản trị chi phí sản xuất và cách tính biên lợi nhuận của các đơn vị cơ khí thiết kế thi công. Chưa kể, thông thường các đơn vị sử dụng khác nhau hay có yêu cầu kỹ thuật bổ sung riêng. Thường các hệ thống băng tải được thiết kế riêng theo yêu cầu của từng khách hành. Nên bảo rằng có giá cố định là rất khó.
Tuy nhiên, với các cụm băng tải co rút như chia sẻ trong bài viết này, tại thời điểm năm 2023-2024, Băng Tải Việt Phát sẽ thiết kế thi công giá xuất xưởng từ khoảng 220.000.000 VND tới 350.000.000 VND mỗi cụm, tùy thiết kế và các option khách hàng lựa chọn thêm. Giá xuất xưởng tại các xưởng cơ khí Băng Tải Việt Phát, chưa bao gồm chi phí giao hàng lắp ráp tại nhà máy khách hàng. Và chưa bao gồm thuế VAT.
Chân thành cám ơn các bạn đã đọc bài viết chia sẻ! Và chúc các bạn một ngày làm việc tốt lành!
Đọc thêm: Danh Mục Các Dòng Băng Tải Thiết Kế Chế Tạo Bởi Băng Tải Việt Phát.
Đọc thêm: Hướng Dẫn Tính Toán Thiết Kế Băng Tải.