Băng tải nâng hạ
Băng tải nâng hạ hay được thiết kế sử dụng nhiều nhất với dòng dòng dây băng tải cao su, thường là cao su gân V để chống trôi ngược tải liệu, rồi sau đó tới dòng dây băng tải PVC xanh ứng dụng cho các băng tải tải trọng nhẹ, công suất tải không cao, sử dụng không ở môi trường ngoài trời.
Hệ thống khung sườn của băng tải nâng hạ, đặc biệt là với các dòng băng tải cao su nâng hạ, đặc thù nâng lên hạ xuống liên tục, cộng thêm trọng lượng hàng chuyển tải, nên thường đòi hỏi khung sườn đảm bảo không quá nặng, cứng và vững. Khung sườn băng tải cao su nâng hạ do vậy thường làm bằng thép, gia cường chịu lực bằng hệ thống la giằng nội tại. Khung sườn băng tải PVC nâng hạ linh hoạt hơn. Tuỳ môi trường sử dụng, khung sườn băng tải PVC nâng hạ có thể được thiết kế làm bằng inox 304, inox 201, hoặc thép sơn tĩnh điện, hoặc thép sơn thường tiết kiệm chi phí.
Về điện, Băng Tải Việt Phát hay sử dụng motor Đài Loan và biến tần Đài Loan. Nhưng cũng có thể sử dụng thương hiệu do khách hàng chỉ định.
Thông thường, bản rộng lọt lòng dây băng của băng tải nâng hạ chạy từ 400mm tới 800mm, cộng khung sườn phủ bì thêm từ 100mm tới 150mm. Bản rộng này các đơn vị thiết kế băng tải như Băng Tải Việt Phát sẽ thiết kế theo yêu cầu của khách hàng, hoặc giúp khách hàng tính toán bản rộng phù hợp.
Cơ cấu nâng hạ của băng tải nâng hạ thường thiết kế bằng ben thuỷ lực, motor kéo tời cáp (sử dụng nhiều nhất), hoặc tời quay tay (tiết kiệm chi phí nhất). Chiều dài băng tải nâng hạ thiết kế theo yêu cầu của khách hàng, thường thì có các độ dài thường gặp sau: 03m, 04m, 05m, 06m, 08m, 10m, 12m. Chiều cao biên nâng hạ cũng thiết kế tuỳ thuộc yêu cầu khách hàng, thường từ 01m tới 05m. Trên 05m sử dùng hệ thống băng tải khác tiết kiệm hơn.
Băng tải nâng hạ chạy dây băng cao su, cấu trúc nâng hạ cánh bướm. Gồm hai cánh băng tải đều có thế nâng hạ được. Chân băng tải gắn bánh xe, chỉ cần đảo đầu là đổi chiều băng tải. Tương đương với băng tải thiết kế chạy hai chiều. Sản phẩm do Băng Tải Việt Phát thiết kế chế tạo.
Băng tải nâng hạ hay thiết kế di động, chân băng tải lắp bánh xe, sử dụng cho lên hàng xuống hàng container, nên đôi khi được gọi là băng tải container. Với băng tải nâng hạ cho dòng lên hàng xuống hàng container, đôi khi các nhà thiết kế băng tải thiết kế nối đầu xả liệu của băng tải container với một băng tải con lăn khác, kết cấu dạng băng tải con lăn xếp, kéo ra kéo vô được. Băng tải con lăn xếp nối dài này có thể là dòng băng tải con lăn xếp tự do, hoặc băng tải con lăn truyền động gắn motor. Mục đích của nó là hỗ trợ công nhân nhập liệu và xuất liệu lên xuống băng tải ngay trong lòng container. Các bạn có thể tham khảo một sản phẩn băng tải nâng hạ container kết nối băng tải con lăn xếp truyền động dưới đây của Băng Tải Việt Phát.
Như nói ở trên, dây băng tải trong băng tải nâng hạ có hai dòng chính là băng tải cao su và băng tải PVC xanh, thường thiết kế gân V để chống trôi ngược tải liệu. Dây băng tải cao su gân V có dòng băng tải cao su gân V riêng, rất bền, đúc liền. Còn dây băng tải PVC thường là gia công gắn gân ép nhiệt, không bền bằng. Khi thiết kế băng tải nâng hạ PVC nên cân nhắc độ dốc và khả năng trôi ngược của tải liệu, nếu không cần sử dụng băng tải PVC gân V thì không nên sử dụng, vừa tăng chi phí chế tạo, vừa không bên dây băng, và thay thế dây băng tải chi phí cao hơn rất nhiều.
Một số vị trí mặt bằng trong nhà, layout diện tích nhỏ, khó sử dụng băng tải. Có thể sử dụng thang nâng hàng hóa, còn gọi là vận thăng, để thay thế băng tải nâng hạ.
Tuỳ tải trọng và công suất tải yêu cầu, thường motor giảm tốc của băng tải nâng hạ có công suất từ 03HP tới 07HP, chạy điện 3 pha 220-380v, 4 cực. Tuỳ yêu cầu thiết kế về tốc độ băng tải để chọn tỷ số truyền cho hộp giảm tốc motor, thường tỷ số truyền chạy từ 1:20 tới 1:50. Thiết kế băng tải nâng hạ nên sử dụng thiết kế motor giảm tốc cốt dương thay vì môtr giảm tốc cốt âm, để dễ tuỳ chỉnh sau này. Tốc độ trung bình của băng tải nâng hạ chỉ nên thiết kế từ 12m/p tới 20m/p. Các nhà thiết kế chế tạo băng tải đôi khi thích sử dụng motor giảm tốc cốt âm, vì chế tạo nhanh, rẻ, trông đẹp mắt. Nhưng thực tế trong quá trình sử dụng sau này, tùy biến tốc độ rất khó, thay motor cũng khó, thay hộp giảm tốc cũng khó. Sử dụng motor giảm tốc cốt dương muốn thay đổi điều chỉnh tốc đô băng tải khác với thiết kế ban đầu thì chỉ cần thay đổi bánh đĩa xích của motor và của trục ru lô chủ động.
Nếu trong sử dụng, chúng ta không cần thường xuyên điều chỉnh độ cao nâng hạ của băng tải, chúng ta có thể sử dụng cơ cấu vít me. Video dưới đây mô tả chi tiết một cụm băng tải nâng hạ thủ công bằng vô lăng quay tay và vít me. Các bạn coi tham khảo thiết kế.
Để mua thay thế dây băng tải cao su, dây băng tải PVC, các bạn có thể liên hệ Băng Tải Việt Phát, phòng kinh doanh, số điện thoại 0912.136.739. Để nhận tư vấn thiết kế chế tạo các dòng băng tải, trong đó có băng tải nâng hạ, các bạn có thể liên hệ Băng Tải Việt Phát, phòng kỹ thuật, số điện thoại: 0933.235.588.
Chân thành cám ơn các bạn đã đọc bài viết chia sẻ của Băng Tải Việt Phát!
__oOo__
Bài viết cũ chưa cập nhật:
Băng Tải Việt Phát là đơn vị cơ khí chuyên sản xuất thiết kế các loại băng chuyền, băng tải, trong đó có các hệ thống băng tải nâng hạ, cũng kinh doanh các dòng phụ kiện băng tải, dây băng tải như băng tải cao su, băng tải PVC, băng tải nhựa, băng tải xích, băng tải inox, băng tải xích lưới, băng tải cotton, băng tải teplon… Bài viết này giới thiệu về dòng băng tải nâng hạ.
Băng tải nâng hạ có thể là dòng băng tải sử dụng dây băng tải cao su, hoặc dây băng tải PVC, hoặc trực tiếp là băng tải con lăn, và thậm chí có thể sử dụng dòng băng tải nhựa hay băng tải xích nhựa, nhưng khá làm hiếm gặp.
Băng tải nâng hạ vận chuyển hàng hóa lên xuống, có bánh xe di động, có thể điều chỉnh độ cao thấp đầu tải bằng hệ thống motor và ròng rọc độc lập. Băng tải nâng hạ sử dụng cả ngoài trời và trong nhà, cũng có thể kết hợp cùng một số dòng băng tải di động khác để tải hàng như băng tải con lăn, băng tải con lăn xếp. Ứng dụng băng tải nâng hạ rất đa dạng, từ xe chuyên trở, kho bãi cho, tàu thuyền, cầu cảng, gạc, bao hàng, trái cây, hàng xá… Hàng hoá tải liệu có khi cần một băng tải độc lập, có kho cần một hệ thống chuyển hàng chuyên dụng liên kết nhiều cụm băng tải với nhau.
Kết cấu băng tải nâng hạ thường bằng thép với mục đích tăng khả năng tải nặng và có chi phí đầu tư hợp lý hơn, cũng như việc đảm bảo an toàn cao trong quá trình sử dụng. Kết cấu phổ thông nhất, hay gặp nhất của dòng băng tải nâng hạ thường thể hiện đặc trưng thiết kế hệ thống như sau: 1. Khung băng tải kết cấu vững chắc, ổn định; 2. Chất liệu khung băng tải: thép, thép mạ kẽm, thép sơn tĩnh điện, ít khi làm inox vì chi phí cao, kể cả hoạt động ở điều kiện ngoài trời; 3. Thiết kế băng tải dây băng cao su lõi bố hoặc inox, mặt trơn, mặt gân V, dày 8mm, 10mm, 12mm, 15mm; 4. Thiết kế tính độ dốc an toàn, không để trôi ngược tải liệu; 5. Hệ thống con lăn hai hàng hoặc ba hàng với băng tải cao su lòng máng tùy bản rộng thiết kế băng tải, đục đích đỡ dây băng tải; 6 Dây băng tải được thiết kế tạo cấu trúc mặt băng tải phẳng tải hàng khối hoặc mặt băng tải lòng máng tải hàng xá, hàng rời. Băng tải lòng máng chỉ áp dụng cho dây băng tải cao su. Băng tải PVC thì không có thiết kế lòng máng; 7. Hệ thống động cơ truyền tải, tủ điều khiển inox hoặc thép sơn tĩnh điện kèm biến tần điều khiển tốc độ, nút dừng khẩn cấp, hệ thống cáp nâng hạ cùng phụ kiện đi kèm theo yêu cầu thiết kế.
Liệt kê đặc tính cấu tạo và ứng dụng băng tải nâng hạ:
- Khung thép gia cố cường lực, chịu tải theo yêu cầu nâng hạ, điều chỉnh độ cao phù hợp với xe tải, thường khung sơn tĩnh điện;
- Mặt băng tải thường sử dụng chất liệu PVC có độ nhám cao, tăng ma sát giữa mặt băng tải và vật liệu tải, hoặc bằng băng tải cao su cho tải trọng nặng. Mặt băng tải cao su có khi sử dụng mặt cao su trơn, có khi sử dụng gân V, có khi phẳng hoặc tạo hình lòng máng để tải hàng xá;
- Hệ thống motor hộp số giảm tốc và cáp tời điều chỉnh linh hoạt độ cao với hai cụm motor độc lập;
- Thường thiết kế có trang bị bánh xe để di chuyển linh hoạt;
- Bản rộng băng tải tùy chỉnh, thường 500mm tới 1200mm, được thiết kế tùy theo yêu cầu ứng dụng hàng hóa chuyển tải nâng hạ;
- Có thể lắp biến tần ở tủ điều khiển để điều chỉnh tốc độ vô cấp trong trường hợp cần thiết;
- Motor giảm tốc, tủ điều khiển có biến tần thiết kế hợp lý tùy ứng dụng. Cũng có thể không cần sử dụng biến tần mà sử dụng motor chỉnh tốc để điều khiển tốc độ.
Để nhận tư vấn về các ứng dụng băng tải, ứng dụng các dòng phụ kiện băng tải, tư vấn thiết kế mới băng chuyền băng tải, các bạn có thể liên hệ trực tiếp các địa chỉ liên hệ trực tiếp Băng Tải Việt Phát:
Địa chỉ văn phòng: 134 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ xưởng gia công 1: Xưởng Cơ Khí Việt Phát, 179 Nguyễn Văn Tiên, Khu Phố 9, Phường Tân Phong, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ xưởng gia công 2: Xưởng Cơ Khí Việt Phát, 84 Nguyễn Thị Bảy, P. Tân Hiệp Thành, Q. 12, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ kho 1: 127/31 Ba Vân, Phường 14, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ kho 2: 67 Nguyễn Quang Bích, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh