Biến tần trong thiết kế băng tải
Thi thoảng, khi các bạn đặt hàng thiết kế chế tạo băng tải, các bạn muốn cắt giảm chi phí. Và đơn vị cơ khí chế tạo băng tải sẽ đề xuất bỏ biến tần để giảm giá đầu tư. Điều này không nên. Về cơ bản, biến tần là một dòng phụ kiện trong thiết kế băng tải mà chúng ta không nên bỏ.
Bài viết dưới đây chia sẻ lý do tại sao không nên bỏ biến tần trong thiết kế băng tải. Và cũng liệt kê khi nào chúng ta không cần biến tần khi thiết kế băng tải. Thực ra so chi phí đầu tư cả hệ thống băng tải, tỷ lệ chi phí mua biến tần rất thấp so với giá trị nó mang lại. Các bạn có thể tham khảo bảng giá dòng biến tần với các dải công suất hay sử dụng thiết kế băng tải liên kết dưới đây.
Tham khảo: Giá Biến Tần Cho Dải Công Suất Hay Sử Dụng Thiết Kế Băng Tải.
Định nghĩa biến tần trong băng tải.
Trong thiết kế băng tải, biến tần là linh kiện lắp trong tủ điều khiển, mục đính chính để điều khiển tốc độ băng tải. Chúng ta có thể hiểu theo đúng nghĩa chiết tự thuật ngữ này. “Biến” là thay đổi. “Tần” là tần số dòng điện xoay chiều.
Biến tần là thiết bị điện thay đổi tần số dòng điện. Từ việc thay đổi tần số dòng điện, dẫn tới việc thay đổi tốc độ quay của motor. Qua đó thay đổi tốc độ chạy của băng tải. Cũng ứng dụng đảo chiều quay của motor, qua đó đảo chiều chạy của băng tải hai chiều.
Trong một số dòng băng tải đặc biệt, biến tần sử dụng tương ứng với tính năng của motor. Ví dụ, trong thiết kế băng tải sàng rung, motor sử dụng là motor rung. Còn gọi là vibrating motor. Lúc đó biến tần không sử dụng điều chỉnh tốc độ nữa, mà sử dụng điều chỉnh cường độ rung và biên độ rung của motor.
Đọc thêm: Danh Mục Các Dòng Biến Tần Hay Sử Dụng.
Biến tần khác với hộp khiển tốc ngoài thế nào?
Cả biến tần và hộp khiển tốc ngoài đều sử dụng để điều chỉnh tốc độ băng tải. Biến tần lắp trong tủ điều khiển, trước nguồn điện vô motor, sử dụng thay đổi tần số dòng điện. Hộp khiển tốc ngoài lắp cùng hộp số giảm tốc của motor, lắp sau nguồn điện vô motor, sử dụng bộ bánh răng và đĩa thay tỷ số truyền của hộp giảm tốc để thay đổi tốc độ băng tải.
Trong một số thiết kế băng tải cần chạy rất nhanh hoặc rất chậm, biến tần và hộp khiển tốc ngoài được sử dụng cùng lúc trong cả hệ thống điều khiển.
Công suất của biến tần và motor nên chọn thế nào?
Motor và biến tần đều có công suất định danh mỗi thiết bị điện. Thường chúng ta chọn công suất biến tần bằng công suất motor. Cũng có thể chọn công suất biến tần cao hơn công suất motor. Nhưng không thể chọn công suất biến tần thấp hơn công suất motor vì sẽ cháy biến tần.
Biến tần cũng chia dòng 01 pha và 03 pha. Hệ thống điện nhà xưởng các bạn sử dụng thế nào, các bạn chọn dòng biến tần tương ứng như thế.
Nói chung, mỗi dòng băng tải công nghiệp sẽ có yêu cầu hơi đặc thù riêng một chút về các phụ kiện sử dụng cho chúng, trong đó có các dòng biến tần. Các bạn có thể tham khảo thêm cách phân loại các dòng băng tải phổ thông nhất này tại đây: Phân Biệt 10 Dòng Băng Tải Công Nghiệp Hay Gặp Nhất.
Tại sao luôn luôn nên sử dụng biến tần trong băng tải?
Khi thiết kế băng tải cho các khách hàng, Băng Tải Việt Phát luôn đề xuất sử dụng biến tần, kể cả trong trường hợp yêu cầu của khách hàng không cần thay đổi tốc độ băng tải. Bởi vì ngoài tác dụng điều chỉnh tốc độ chạy của băng tải, biến tần còn bảo vệ và tăng tuổi thọ của các thiết bị, linh kiện của hệ thống băng tải.
Không có biến tần, khi chúng ta khởi động băng tải, dòng điện vô hệ thống đột ngột, motor chạy sẽ bị giật. Motor sẽ chóng hư. Đồng thời các phụ kiện băng tải khác như nhông, xích truyền động, trục, dây băng… cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Với các hệ thống băng tải chạy motor công suất lớn một chút, việc khởi động băng tải còn dẫn tới hiện tượng sụt áp dòng điện trong cả hệ thống điện chung của nhà xưởng.
Khi lắp biến tần, lúc khởi động điện nguồn, biến tần khởi động thiết bị với tốc độ từ thấp tới cao, bảo vệ động cơ và các thiết bị linh kiện liên quan của băng tải.
Chi phí lắp biến tần không cao. Thường chi phí lắp biến tần tính đường trường thấp hơn nhiều so với chi phí thay sớm vật tư do motor, giảm tốc, và các thiết bị liên quan bị giảm tuổi thọ khi khởi động máy không có biến tần.
Các thương hiệu biến tần hay gặp: Mishubishi, Schneider, LG, ABB, Fuji, LS… và một số hãng Trung Quốc khác.
Khi nào thì không cần sử dụng biến tần trong băng tải?
Chúng ta không cần sử dụng biến tần trong băng tải khi chúng ta thiết kế băng tải công suất rất nhỏ. Thường ứng dụng cho các dòng băng tải mini. Các bạn có thể đọc thêm về dòng băng tải mini tại đây: Băng Tải PVC Mini.
Với các dòng băng tải mini chạy motor công suất nhỏ này, trường hợp cần điều chỉnh tốc độ băng tải, chúng ta sử dụng hộp khiển tốc ngoài.
Trên thị trường vật tư, chúng ta cũng không tìm được biến tần tương ứng với công suất rất nhỏ của động cơ cho băng tải mini. Miễn cưỡng thì vẫn có thể lắp biến tần công suất lớn hơn trong tủ điều khiển. Nhưng chi phí đầu tư cao không cần thiết, và tác dụng bảo vệ thiết bị điện của biến tần với các động cơ công suất rất nhỏ là không đáng kể. Còn tác dụng điều khiển tốc độ của băng tải đã do hộp khiển tốc ngoài gắn liền với motor đảm nhiệm.
Tư vấn thiết kế băng tải ở đâu?
Băng Tải Việt Phát chỉ là một trong nhiều đơn vị cơ khí chuyên ngành băng tải tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Liên quan tới phụ kiện băng tải, ứng dụng dây băng tải các loại, các bạn có thể liên hệ số điện thoại hotline: 0912.136.739. Liên quan tới thiết kế chế tạo băng tải, các bạn có thể liên hệ các số điện thoại phòng kỹ thuật: 093.323.5588 / 0919.68.77.33 / 0916.22.6660.
Các bạn có thể ghé thăm trực tiếp các xưởng sản xuất cơ khí và showroom của Băng Tải Việt Phát tại Quận Tân Bình, Quận 12 và Huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh. Hoặc các bạn tham quan các xưởng cơ khí của Băng Tải Việt Phát qua các video dưới đây:
Các bạn cũng có thể tham khảo thêm trên 100 bài viết chia sẻ kiến thức kỹ thuật chuyên ngành băng tải tại: Thư Viện Kỹ Thuật Băng Tải.
Tham khảo thêm về các dòng băng tải sử dụng phổ thông trong công nghiệp tại: Băng Tải Công Nghiệp.
Chân thành cám ơn các bạn đã đọc bài chia sẻ!