Hướng dẫn cách nối vuông nhôm định hình 40×40 và nhôm định hình 30×30 không cần sử dụng ke góc 90 độ

Hướng dẫn cách nối vuông nhôm định hình 40×40 và nhôm định hình 30×30 không cần sử dụng ke góc 90 độ

Nhôm định hình thì các bạn rành quá rồi. Sử dụng làm khung đỡ trong thiết kế chế tạo máy, làm kệ, tủ, làm khung chân băng tải, khung sườn băng tải, làm khung cửa sổ cửa ra vô… Nói về ứng dụng nhôm định hình thì rất phong phú rồi.

  • Ưu điểm của nó: tiện, dễ xài, ngoại quan đẹp, dễ thiết kế chế cháo, lắp ráp rất nhanh, nhiều phụ kiện sử dụng kèm theo với đủ loại công năng…
  • Yếu điểm của nó: giá vật tư nhôm định hình mắc hơn so với các dòng vật tư thép, inox… sử dụng cùng mục đích thiết kế chế tạo máy, đặc biệt là với các hệ thống quy mô lớn.

Tham khảo thêm: Ke Góc 90 Chuyên Cho Thanh Nhôm Định Hình 40×40

Trong các dòng thanh nhôm định hình, thanh nhôm kích thước 40×40 được sử dụng nhiều nhất. Tiếp đến là thanh nhôm kích thước 30×30. Để nối vuông các cạnh góc thanh nhôm định hình 30×30 và 40×40 này, chúng ta hay sử dụng dòng phụ kiện thanh nhôm định hình gọi là ke góc 90 độ.

Việt Phát dưới đây chia sẻ cách sử dụng ke góc 90 độ để nối nhôm, và cách không cần tới ke góc 90 độ luôn vẫn nối vuông thanh nhôm định hình 40×40 và 30×30 được. Cũng chia sẻ các ưu nhược điểm của từng phương pháp, và các điểm chú ý khi áp dụng phương pháp này trong tính toán thiết kế chế tạo máy.

Tham khảo thêm: Tổng Quan Nhôm Định Hình Sử Dụng Trong Công Nghiệp, Liệt Kê Mã Hàng & Báo Giá Chi Tiết

Sử dụng bao nhiêu ke góc 90 độ khi ráp nhôm định hình 30×30 và 40×40 là vừa?

Trên lý thuyết mà nói, mỗi điểm tiếp xúc góc 90 độ giữa hai thanh nhôm chúng ta đều có thể lắp một ke góc 90 độ. Tuy nhiên, làm như vậy nhiều khi dư thừa, tốn vật tư hơn không cần thiết. Và với các khung kệ khung chân nhỏ, ví dụ như các dòng băng tải PVC dạng mini, thì lắp nhiều ke góc 90 độ quá trong nó có vẻ… trâu bò. Mất đi nét đẹp rất nhã của ngoại quan con băng tải PVC mini vốn có khi sử dụng nhôm định hình để thiết kế.

Video mục bên dưới hướng dẫn chi tiết cách lắp ke góc 90 độ cho thanh nhôm định hình 30×30 và 40×40. Về các dòng thanh nhôm định hình khác, thường luôn có hệ phụ kiện ke góc tương ứng đi cùng. Và cách lắp cũng hoàn toàn tương tự.

nối vuông nhôm định hình 30x30 và 40x40
Video mục bên dưới hướng dẫn chi tiết từ A tới Z cách nối vuông nhôm định hình 30×30 và 40×40, sử dụng khoan ta-ren và vít như hình minh họa. Ngon lành. Dễ sử dụng, dễ làm. Nhưng khả năng chịu lực chắc chắn không bằng ke góc 90 độ, nên không sử dụng phương thức này cho các hệ kệ, giá đỡ, khung máy, khung băng tải phải chịu tải nặng.

Về số lượng ke góc 90 độ cần thiết khi dựng khung, không có chuẩn chung. Các bạn căn tương đối theo yêu cầu chịu lực của hệ thống khung kệ, giá đỡ, hoặc khung sườn khung chân băng tải các bạn đang thiết kế. Chia đều góc chịu lực.

  • Tải trọng nặng: mỗi góc vuông tiếp xúc đều lắp ke góc 90 độ hết;
  • Tải trọng trung bình: Các góc vuông 03 ke góc có thể bỏ đi một, chỉ lắp 02 ke góc. La giằng đỡ chỉ cần lắp 01 ke góc, nhưng hai đầu tiếp xúc khung thì lắp so le nhau, giúp tán lực dễ hơn;
  • Tải trọng nhé: Chỗ nào phải định vị các thanh khung thì lắp ke góc, chỗ nào chỉ có tác dụng gia cường chịu lực có thể bỏ. Hoặc các bạn chơi các sử dụng khoan ta-ren và bát vít dưới đây. Khỏi cần sử dụng ke góc 90 độ để nối vuông thanh nhôm luôn.

Tham khảo thêm: Danh Mục Tổng Các Dòng Thanh Nhôm Định Hình Công Nghiệp Và Hệ Phụ Kiện Nhôm Định Hình Tương Ứng

Video chi tiết hướng dẫn sử dụng khoan ta-ren và bát vít để nối vuông thanh nhôm định hình

Video dưới đây hướng dân các bạn từ A tới Z cách sử dụng ke góc 90 độ để nối vuông nhôm định hình 30×30 và nhôm định hình 40×40, đồng thời chia sẻ chi tiết cách sử dụng khoan ta-ren và bát vít để nối vuông thanh nhôm định hình mà không cần sử dụng ke góc. Chú ý, như đã chi sẻ ở trên, chỉ nên áp dụng phương thức nay cho các hệ khung kệ chịu tải không nặng.

hướng dẫn nối nhôm định hình 3030 và 4040 không sử dụng ke góc 90 độ
Sử dụng loại vít này để nối vuông thanh nhôm định hình 30×30 và thanh nhôm định hình 40×40 mà không cần ke góc 90 độ. Tiết kiệm được vật tư phụ kiện ke góc, nhưng khả năng chịu tải của phương thức nối vuông thanh nhôm định hình này là hạn chế.

Video chia làm 04 phần nội dung chính:

  • Phần 1: Cách sử dụng ke góc 90 độ nối thanh nhôm vuông định hình. Các bạn chú ý cách cắt và định vị ke góc so le để tán đều lực chịu tải;
  • Phần 2: Mẫu khung kệ Việt Phát lắp ráp bằng nhôm định hình 40×40, trong đó không phải góc vuông nối thanh nhôm định hình nào Việt Phát cũng lắp ke góc;
  • Phần 3: Mẫu nhôm định hình 40×40 sử dụng trong video, hàng luôn có sẵn có thể giao ngay tại một trong ba kho hàng của Việt Phát tại Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh;
  • Phần 4: Hướng dẫn cách sử dụng khoan ta-ren lõi khung nhôm và khoan xiên cốt nhôm để lắp vuông thanh nhôm định hình mà không xài ke góc 90 độ. Có bản vẽ và minh họa lắp ráp hướng dẫn trực tiếp. Chú ý cách này chỉ xài cho hệ tải nhẹ.

Việt Phát vẫn nhắc lại không thừa: cách này tiện, rẻ, tiết kiệm phụ kiện, nhưng khả năng chịu lực hạn chế rất nhiều. Tải trọng nặng trong nhiều trường hợp vít âm trong lòng thanh nhôm bẻ gãy cạnh liên kết nối vuông giữa hai thanh nhôm.

Chịu tải tốt vẫn nên sử dụng ke góc 90 độ.

Tham khảo thêm: Thanh nối nhôm định hình

Nhận tư vấn kỹ thuật hay đặt mua các dòng thanh nhôm định hình và phụ kiện nhôm định hình ở đâu?

Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, nhiều đơn vị cung cấp nhôm định hình và phụ kiện nhôm định hình lắm. Việt Phát chỉ là một trong số đó.

Ưu thế của Việt Phát có lẽ là nhập sẵn hàng tồn nhiều mã hàng nhôm định hình và phụ kiện phục vụ cho việc thiết kế chế tạo các hệ thống băng tải của mình, đồng thời cung cấp luôn ra thị trường các khách hàng mua lẻ theo dạng phụ kiện công nghiệp, phụ kiện băng tải. Ở góc độ nào đấy, nhôm định hình cũng tính là một dòng phụ kiện băng tải.

Do ưu thế này, Việt Phát cắt giảm được nhiều chi phí trung gian, nên giá thành luôn thấp nhất thị trường nhôm định hình và phụ kiện nhôm định hình tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Về chất lượng vật tư nhôm, Việt Phát tồn hàng để sử dụng cho chính mình, không chọn các nguồn nhôm tái chế, nhôm chất lượng xấu. Khách hàng trực tiếp đặt gia công băng tải sẽ mắng luôn, chứ không phải khách hàng mua nhôm định hình vật tư lẻ.

Thêm nữa, kẹt gì về thiết kế chế tạo máy hay cách sử dụng hợp lý các dòng phụ kiện công nghiệp, phụ kiện băng tải… thì Việt Phát luôn có đội ngũ kỹ sư cơ khí chuyên ngành hỗ trợ các bạn phòng kinh doanh tư vấn kỹ thuật cho khách hàng.

Hy vọng các bạn tìm được chút hữu ích từ bài viết chia sẻ này của Việt Phát. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website, và chúc các bạn một ngày làm việc vui và hạnh phúc!

 

DMCA.com Protection Status
error: Content is protected !!