Phụ kiện trong một cụm băng tải
Trong thiết kế chế tạo băng tải, thường chúng ta không gia công từ A tới Z. Có rất nhiều dòng phụ kiện băng tải sản xuất sẵn hàng loạt, giá rẻ, chuẩn kỹ thuật, ngoại quan đẹp, tiết kiệm nhân công gia công… Đôi khi, chỉ vì chúng ta chưa biết tới sự tồn tại của chúng mà lọ mọ gia công. Vừa tốn công, tốn chi phí, hay sai kỹ thuật, lại xấu ngoại quan.
Trong bài chia sẻ này, Băng Tải Việt Phát sẽ sử dụng một cụm băng tải nhựa điển hình do chính Băng Tải Việt Phát thiết kế chế tạo. Cụm băng tải này sử dụng 100% các dòng phụ kiện băng tải vốn có sẵn trên thị trường tại Thành Phố Hồ Chí Minh, và kho phụ kiện Băng Tải Việt Phát luôn có sẵn hàng tồn, có thể cung cấp giao ngay trong ngày. Băng Tải Việt Phát cũng chụp hình bóc tách và ghi chú từng loại phụ kiện để các bạn tham khảo.
Video cụm băng tải này dưới đây, để các bạn tham khảo vận hành tổng thể. Các dòng phụ kiện sẽ bóc tách trong từng hình ảnh riêng biệt. Và mỗi dòng phụ kiện có liên kết tới bài chia sẻ chi tiết về dòng phụ kiện đó. Thường các thông tin trong bài sản phẩm chi tiết gồm: hình ảnh và video hàng mẫu, thông số kỹ thuật, catalog, bản vẽ, hướng dẫn sử dụng, diễn giải ứng dụng, và báo giá giá thành sản phẩm bán lẻ.
Lan can dẫn hướng băng tải
Lan can dẫn hướng băng tải các bạn có thể sử dụng inox hộp vuông, inox tấm, ống inox tròn (hay sử dụng nhất là phi 12). Và các bạn cũng có thể sử dụng phụ kiện lan can dẫn hướng dưới đây. Cũng gọi là thanh dẫn hướng, vì lõi thanh dẫn hướng là thanh nhôm định hình. Bọc ngoài thanh nhôm định hình là áo nhựa HDPE chuyên dụng, trơn, cứng, chống mòn, chống ma sát, chịu lực va đập.
Yếu điểm của dòng phụ kiện lan can dẫn hướng băng tải này là bản thân nó cao cấp hơn lan can băng tải tự chế, và chi phí vật tư gia công mắc hơn.
Trong hình minh họa trên, các bạn sẽ thấy ghi chú của Băng Tải Việt Phát là dòng lan can dẫn hướng này không sử dụng cho băng tải cao su. Lý do đơn giản là do hạch toán chi phí gia công thôi. Băng tải cao su hay có kích thước lớn, tải hàng trâu bò, yêu cầu chi phí gia công rẻ. Dòng lan can dẫn hướng này giá vật tư tương đối mắc. Nên lan can dẫn hướng cho băng tải cao su thường sử dụng thép tấm hoặc inox tấm cắt theo quy cách yêu cầu là ổn.
Tham khảo thêm: Lan can dẫn hướng áo nhựa HDPE lõi nhôm định hình.
Tay nắm tay gá băng tải
Đi cùng thanh dẫn hướng ở trên thường là bộ tay nắm tay gá băng tải. Một bộ phụ kiện này thường có 03 linh kiện: tay nắm, tay gá, và nắp chụp định vị tăng đua.
Tay gá sử dụng để bắt vít gá vô khung sườn băng tải. Tay nắm liên kết định vị giữa tay gá và thanh dẫn hướng. Còn nắp chụp là để điều chỉnh xiết ốc cố định hoặc cần điều chỉnh tăng đua giữa tay gá và tay nắm.
Trong thiết kế băng tải, chúng ta không nhất định phải sử dụng hết trọn bộ tay gá tay nắm băng tải. Chúng ta có thể sử dụng lẻ từng linh kiện, hoặc sử dụng luôn trọn bộ, tùy theo thiết kế.
Bộ tay nắm tay gá băng tải có 03 size. Thường sử dụng nhất là size trung. Tiếp tới là size nhỏ. Size lớn ít khi sử dụng hơn, lý do cũng phần nhiều là do giá thành cao hơn không cần thiết.
Tham khảo thêm: Bộ Tay Nắm Tay Gá Băng Tải Size Trung.
Tham khảo thêm: Bộ Tay Nắm Tay Gá Băng Tải Size Nhỏ.
Dây băng tải nhựa
Trong video đang phân tích và bóc tách phụ kiện, dây băng là dây băng tải nhựa. Tuy nhiên, các dòng băng tải khác nhau đều có thể sử dụng phụ kiện tương tự lẫn cho nhau. Vấn đề ở chỗ các bạn thiết kế thôi.
Trong video phân tích trên, dây băng là dòng băng tải nhựa có bước xích 25.4mm. Đây là bước xích phổ thông nhất cho băng tải nhựa. Ngoài bước xích này ra, ngắn hơn thì có bước xích 19.05mm và 12.7mm, lớn hơn thì có bước xích 27.2mm, 31.75mm, 38.1mm và 50.8mm.
Các bạn có thể hỏi tại sao các bước xích cứ chấm lẻ như vậy mà không làm số chẵn cho dễ thiết kế. Lý do là đó là chuẩn kỹ thuật chung, xuất phát tự hệ inch, rồi quy đổi sang hệ mi-li-mét. Chính như vậy mới tiện hơn và dễ thiết kế băng tải hơn.
Về dây băng tải nhựa, nếu các bạn thiết kế băng tải nhựa và không có yêu cầu kỹ thuật đặc thù cho nó, các bạn nên sử dụng mẫu băng tải nhựa thông dụng nhất dưới đây. Lý do: sử dụng nhiều nên hàng tồn nhiều, dễ kiếm vật tư, giá rẻ do nhập sỷ, phụ kiện băng tải đi kèm nó phong phú và đa dạng nhất. Liên kết về dòng băng tải nhựa này dưới đây:
Tham khảo thêm: Mã Băng Tải Nhựa Modular Belt Sử Dụng Phổ Thông Nhất & Báo Giá.
Tham khảo thêm: Danh Mục Các Dòng Băng Tải Nhựa Hay Gặp.
Chân tăng đua băng tải
Chân tăng đua băng tải có thể tự chế. Dễ chế tạo và rẻ hơn chút so với mua phụ kiện. Phụ kiện chân tăng đua băng tải thường là nhựa POM và inox 304 để chịu môi trường nền ướt, dơ. Chân tăng đua băng tải, như tên gọi, có thể điều chỉnh tăng đua độ cao băng tải. Biên điều chỉnh từ 100mm tới 200mm tùy độ dài cán inox của chân.
Một lợi thế thêm của chân tăng đua băng tải mua sẵn phụ kiện là nó có đế xoay, có thể đứng vững chắc trên nền sàn gồ ghề, dốc, hoặc gá trên các thiết bị khác. Vì tính chất đế xoay linh hoạt này, nó còn có tên gọi là chân đế bản lề.
Đọc thêm: Chân Đế Bản Lề Tăng Đua Băng Tải.
Để tiết kiệm công gia công chân băng tải, chúng ta cũng có thể sử dụng các hệ phụ kiện chân băng tải có sẵn như chân chạc hai, chân chạc ba… Khá ổn cả về kỹ thuật, ngoại quan, chi phí giá thành. Yếu điểm của dòng phụ kiện chân chạc hai chạc ba này này không phù hợp với các thiết kế băng tải có bản rộng từ 500mm trở lên. Với các hệ băng tải có bản rộng lớn, chúng ta tự thiết kế gia công chân cẳng. Vững băng tải hơn và không bị lật. Sử dụng chân chạc hai chạc ba băng tải cần vít chết chân băng tải trên sàn, tránh lật cụm.
Xích nhựa, xích inox làm dây băng
Có một điểm các bạn chú ý và với các dòng băng tải khác như băng tải PVC, băng tải PU, băng tải cao su, băng tải PTFE… các bạn có thể sử dụng phụ kiện hoặc tự chế đều được. Nhưng với các dòng băng tải xích nhựa, băng tải xích inox thì tuyệt đối nên sử dụng các hệ phụ kiện có sẵn.
Các dòng băng tải xích nhựa, băng tải xích inox này có chữ K trong mã hàng chỉ bản rộng tiêu chuẩn, nên còn gọi là băng tải xích hệ K. Phụ kiện đi kèm theo luôn là thiết kế chuẩn chỉ, nhiều phụ kiện, nhiều ứng dụng, dễ kiếm vật tư, không sai số kỹ thuật. Mà giá thành lại rẻ hơn tự chế linh phụ kiện rất nhiều.
Video dưới đây minh họa dòng xích inox 812 K325 và 812 K450 đang dựng khung tại xưởng cơ khí Băng Tải Việt Phát. Các bạn sẽ thấy hệ băng tải… toàn phụ kiện dựng lên thôi. Tác vụ gia công chỉ có chấn khung sườn, giập bản mã, lắp trục pulley, gắn motor giảm tốc và tủ điều khiển. Còn lại 100% tác vụ khác toàn phụ kiện ráp lên.
Tham khảo thêm: Xích Nhựa 820 K325
Tham Khảo Thêm: Xích Inox 812 K325
Tham Khảo Thêm: Xích Inox 812 K450.
Gối bạc đạn và bản mã đầu băng tải
Đầu chủ động và bị động của băng tải, các bạn có thể sử dụng bản mã đầu băng tải hoặc gối bạc đạn.
Chi tiết về bản mã đầu băng tải và cách sử dụng phụ kiện này, các bạn có thể tham khảo tại đây: Bản Mã Đầu Băng Tải. Bản mã đầu băng tải thường sử dụng cho khung sườn sử dụng hệ nhôm định hình 40×40 và 40×80. Các bạn có thể tham khảo video về phụ kiện này dưới đây:
Về các sử dụng gối bạc đạn, có một số nguyên lý cơ bản như dưới đây:
- Gối bạc đạn UCFL: Thiết kế áp lên khung sườn băng tải yêu cầu tải trọng nhẹ, đặc biệt với các hệ băng tải xích nhựa và băng tải xích inox hệ K.
- Gối bạc đạn UCF: Thiết kế áp lên khung sườn băng tải yêu cầu tải trọng nặng, hay sử dụng băng tải cao su, băng tải PVC, băng tải xích lưới inox, băng tải PU, băng tải PVK và băng tải PTFE.
- Gối bạc đạn UCP: Thiết kế gắn luôn lên đầu khung sườn băng tải. Hay sử dụng cho dòng băng tải PVC.
- Gối bạc đạn UCT: Thiết kế áp khung sườn băng tải ở đầu pulley bị động, có thể làm tăng đua điều chỉnh dây băng tải luôn. Hay sử dụng cho dòng băng tải PVC.
Con lăn chuyển tiếp băng tải
Khi chúng ta chuyển tiếp sản phẩm tải theo phương thức đấu đầu hai băng tải với nhau, luôn có một khoảng trống ở giữa do không gian chiếm giữ của bánh nhông băng tải hoặc trục pulley. Để chuyển tiếp nhẹ, êm và ngọt giữa hai băng tải, chúng ta sử dụng phụ kiện con lăn chuyển tiếp băng tải.
Tham khảo thêm: 03 Cách Gia Công Chuyển Tiếp Băng Tải
Bánh nhông, con lăn bị động đỡ dây, la giằng, nẹp đỡ U vật liệu HDPE, cơ cong 90 độ
Trong video minh họa, một số vật liệu phụ kiện có sẵn không được thể hiện. Tạm có thể kể các hệ bánh nhông băng tải, hệ la giằng chịu lực và định vị khung, nẹp đỡ chữ U cho dây băng tải vật liệu HDPE, các con lăn bị động đỡ dây băng, cơ cong dẫn hướng băng tải 90 độ…
Video minh họa trên đây là một cụm băng tải xích nhựa hệ 880 TAB, sử dụng khung nhộm định hình và cơ cong băng tải tiêu chuẩn. Những yêu cầu kỹ thuật thiết kế cong khó nhất trong thiết kế băng tải, phụ kiện cơ cong đã làm thay cho bạn. Tác vụ chỉ là ráp nối, chạy test.
Liên kết chia sẻ chi tiết về ứng dụng và báo giá các phụ kiện băng tải này tại đây:
- Cơ cong băng tải;
- Bánh nhông băng tải P50.8;
- Bánh nhông băng tải phi chuẩn;
- Nẹp U đỡ dưới băng tải HDPE;
Tìm tư vấn các dòng phụ kiện băng tải ở đâu?
Nhiều đơn vị thương mại cung cấp các dòng phụ kiện công nghiệp, trong đó có phụ kiện băng tải. Nhưng khá ít các đơn vị chuyên ngành. Nên thường các bạn không nhận được các tư vấn kỹ thuật thỏa mãn. Ứng dụng sai phụ kiện cũng không sao. Cơ khí mà. Miễn chạy được thì thôi.
Nhưng chọn sai dòng phụ kiện thì thường tốn kém hơn, hiệu quả kỹ thuật không bằng. Và phần nhiều thì thiết kế ngoại quan của thiết bị sẽ xấu hơn.
Các bạn có thể đọc thêm các bài chia sẻ khác chuyên ngành cơ khí kỹ thuật băng tải của Băng Tải Việt Phát tại liên kết dưới đây:
Tham khảo thêm: Thư Viện Chuyên Ngành Cơ Khí Chế Tạo Băng Tải.
Cám ơn các bạn đã đọc bài chia sẻ! Chúc các bạn một ngày làm việc tốt lành!