Lên xuống hàng xe tải, xe công (xe container) mà sử dụng nhân lực thủ công thì khá mệt. Hoạt động thường xuyên còn tốn kém chi phí nhân công hơn sử dụng thiết bị lên xuống hàng. Ví dụ như các dòng băng tải lên xuống hàng hóa.
Có 02 phương thức sử dụng băng tải, tùy tình hình tài chánh có thể đầu tư thiết bị của bạn. Một là băng tải nâng hạ bằng động cơ. Hai là sử dụng hệ băng tải con lăn xếp tự do. Đều lên xuống hàng xe tải xe container. Phương thức đầu nhàn hơn. Phương thức sau chi phí đầu tư ít hơn.
Băng Tải Việt Phát chia sẻ ưu khuyết của cả hai phương thức dưới đây.
Phương thức 1: Lên xuống hàng xe tải, xe container bằng băng tải truyền động
Video dưới đây mô tả một cụm băng tải lên xuống hàng tiêu chuẩn. Dây băng PVC có thể thay đổi, sử dụng cánh gạt, hoặc sử dụng dây băng mặt nhám để tăng ma sát, chống trôi ngược sản phẩm tảm. Tùy tính chất sản phẩm tải.
Phương thức này truyền động tải bằng động cơ. Nâng hạ cánh tải cũng bằng động cơ. Cũng có thể thiết kế dạng hai cánh, gọi là băng tải cánh bướm, để nâng hạ và lên xuống hàng trực tiếp từ xe tải vô tới nơi xếp hàng với độ cao chỉ định.
Khi xe tải vô được trong kho hàng, cần đưa hàng lên xuống lầu, có thể sử dụng băng tải lên xuống chuyển tầng.
Phương thức này chi phí đầu tư cao hơn so với phương thức thứ hai dưới đây.
Đọc thêm: Băng Tải Cánh Bướm Nâng Hạ
Phương thức 2: Sử dụng băng tải con lăn xếp, trợ lực công nhân lên xuống hàng xe tải
Bản vẽ dưới đây là một cụm băng tải con lăn xếp tiêu chuẩn do Băng Tải Việt Phát thiết kế chế tạo. Các bạn coi bản vẽ, rồi điền thông tin quy cách băng tải các bạn muốn để sử dụng lên xuống hàng phù hợp với sản phẩm tải của các bạn.
Băng Tải Việt Phát cũng liệt kê chi tiết từng thông số kỹ thuật phổ thông, hay được sử dụng, ngay trong bản vẽ.
Thông số kỹ thuật băng tải con lăn xếp ứng dụng nâng hạ hàng xe tải, xe công
Các bạn đọc bản vẽ kỹ thuật ở trên, và đối chiếu với các diễn giải thông số quy cách kỹ thuật dưới đây.
- L1 là chiều dài băng tải bạn muốn;
- L2 là chiều dài một module tải, thường là 01 mét. Sản phẩm tải rất nhẹ thì có thể kéo dài 1.5m;
- H1: Chiều cao sàn kho tới mặt băng tải, thường từ 1.2m tới 1.3m;
- H2: Chiều cao từ sàn xe tải, xe công tới mặt băng tải, thường 500mm tới 600mm;
- W: Bản rộng băng tải tính theo chiều dài con lăn, thường từ 500mm tới 600mm.
Các bạn chú ý điểm nữa về vật liệu con lăn và khung sườn xếp. Thường không ghi chú chi tiết, vật liệu làm sẽ là thép mạ kẽm. Trong trường hợp các bạn sử dụng môi trường nước, hơi nước, chất tẩy rửa… thì sử dụng vật liệu thép không gỉ inox 201 hay 304. Chi phí sản xuất sẽ cao hơn.
Băng tải con lăn xếp lên xuống hàng xe tải cũng chỉ phù hợp với các dòng hàng sản phẩm tải có đáy phẳng. Như thùng carton, thùng nhựa. Không phù hợp với các sản phẩm tải dạng rời, hoặc có góc cạnh.
Đọc thêm: Băng Tải Con Lăn Xếp
Giá băng tải con lăn xếp lên xuống hàng xe tải là bao nhiêu?
Giá băng tải con lăn xếp lên xuống hàng xe tải tùy giá vật tư gia công, lên xuống tùy thời điểm đặt hàng. Tại thời điểm cập nhật bài viết này, giá băng tải lên xuống hàng dòng con lăn xếp này dao động khoảng 5.500.000 VND. Tính cho một mét tới. Đây là giá gia công tham khảo, giá xuất xưởng tại xưởng cơ khí Băng Tải Việt Phát, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Chưa chi phí vận chuyển, chưa thuế VAT.
Là giá thành tham khảo, nên Băng Tải Việt Phát không cam kết sẽ giữ giá này khi các bạn liên hệ đặt hàng. Tùy quy cách thiết kế các bạn yêu cầu, và tùy giá vật tư thời điểm các bạn đặt hàng, giá thành có thể điều chỉnh lên hoặc xuống.
Giá này cũng chỉ áp dụng cho vật liệu con lăn thép mạ kẽm. Con lăn inox 201 hay 304 sử dụng môi trường nước, giá thành sẽ mắc hơn.
Liên hệ nhận tư vấn và đặt hàng băng tải lên xuống hàng xe tải, xe công (xe container) tại số điện thoại và zalo thường trực: 0912.136.739 / 093.323.5588.
Đọc thêm: Thư viện các bài chia kỹ thuật chuyên ngành băng tải.
Chân thành cám ơn các bạn đã đọc bài viết!