Trong video dưới đây, Băng Tải Việt Phát giới thiệu với các bạn cách thiết kế chế tạo từ A tới Z một cụm băng tải nâng hạ chạy bằng dây băng tải PVC có cánh gạt di động. Điểm đặc biệt của loại băng tải này là chúng ta có thể kéo nó theo xe tải tương tự như rơ-moóc, và nó vận hành bằng động cơ chạy dầu diesel để linh động sử dụng trong mọi môi trường mà không phụ thuộc vô nguồn điện.
Đây là một dòng nhỏ ứng dụng đặc thù trong dòng băng tải nâng hạ. Bài viết này hướng dẫn cách thiết kế chế tạo chi tiết, chi phí chế tạo rất thấp, dễ tác vụ. Video đầu tiên dưới đây của bài viết mô phỏng từng công đoạn chế tác một mẫu băng tải này từ A tới Z. Khá đơn giản. Cơ khí phổ thông cũng chế tác được, không cần cơ khí chuyên ngành băng tải.
Về dòng băng tải nâng hạ, các bạn có thể tham khảo thêm tại đây: Băng Tải Nâng Hạ.
Về cơ bản, để tự thiết kế chế tạo một cụm băng tải nâng hạ di động chạy bằng động cơ dầu diesel và có thể lắp kéo phía sau xe tải, chúng ta có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thiết kế bản vẽ và xác định yêu cầu về kích thước và tải trọng của băng tải
Để thiết kế băng tải nâng hạ di động, cũng giống như các dòng băng tải khác, trước hết chúng ta cần xác định kích thước và tải trọng của băng tải, dựa trên mục đích sử dụng và nhu cầu thực tế của bạn hoặc của khách hàng. Bạn cần tính chiều dài, bản rộng lọt dòng dây băng và chiều cao của băng tải, cũng như khối lượng tối đa mà bạn muốn nó nâng hạ. Bản rộng lọt lòng dây băng tải PVC và tốc độ băng tải bạn thiết kế sẽ quyết định công suất tải của cụm băng tải này.
Tốt nhất chúng ta vẽ bản vẽ thiết kế chi tiết trên autocad hoặc solidwork. Trường hợp bạn không biết sử dụng các công cụ thiết kế autocad hoặc solidwork, các bạn cũng nên vẽ tay ra các kích thước để có thể chế tác cơ khí chính xác. Video hướng dẫn không có thông số chi tiết. Các bạn có thể điều chỉnh chi tiết quy cách kích cỡ tùy yêu cầu sử dụng của mình.
Bước 2: Chọn động cơ dầu diesel và tính công suất động cơ phù hợp
Động cơ dầu diesel cho dòng băng tải này mục đích là các bạn có thể kéo băng tải theo xe tải tới những vùng sâu vùng xa, hoặc địa bàn không có nguồn điện. Chúng ta vận hành băng tải bằng động cơ dầu diesel.
Chúng ta chọn động cơ có công suất phù hợp với tải trọng tính toán và kích thước của băng tải cũng tương tự như động cơ điện truyền động. Về cách tính công suất động cơ cho băng tải, các bạn có thể tham khảo thêm tại đây: Cách Tính Công Suất Động Cơ Băng Tải.
Ghi chú: Video đầu tiên hướng dẫn chi tiết tự thiết kế chế tạo một cụm băng tải nâng hạ di động chạy bằng động cơ dầu diesel. Các video tiếp theo là các dòng băng tải nâng hạ cũng do Băng Tải Việt Phát thiết kế chế tạo, để các bạn tham khảo kỹ thuật.
Bước 3: Thiết kế khung sườn và khung chân, làm trục tang pylley cho băng tải
Sau khi lên bản vẽ xác định được kích thước của băng tải và công suất động cơ dầu diesel, chúng ta có thể tiến hành thiết kế khung băng tải. Khung sườn, khung chân đều có thể thiết kế bằng thép hộp 40×40 hoặc 50×50. Thép sơn tĩnh điện hoặc epoxy là ổn. Dư dả tài chánh thì có thể sử dụng khung sườn bằng thanh nhôm định hình kích thước tương ứng 40×40 hoặc 50×50.
Sử dụng nhôm định hình để thiết kế khung sườn khung chân băng tải, ngoại quan sẽ đẹp hơn. Nhưng giá thành mắc hơn.
Trục tang pulley, còn gọi là trục ru-lô, hay quả lô, tùy địa phương, chúng ta sử dụng thép ống đường kính 90 mm. Tiện nắp chụp. Hàn. Mài nguội. Có thể tiện hơi côn hai đầu hai trục tang pulley để chống sàng dây băng khi vận hành băng tải.
Phần tăng đua dây băng tải chúng ta làm ở đầu bị động của băng tải. Nếu sử dụng nhôm định hình, chúng ta sử dụng bản mã đầu băng tải phụ kiện nhôm định hình đi kèm thanh nhôm. Minh họa dòng phụ kiện băng tải bản mã đầu bị động và chủ động băng tải này trong video dưới đây. Nếu chúng ta sử dụng thép ống thì hàn hộp và dùng cơ cấu tăng đua hộp lồng. Việt Phát có mô tả chi tiết ở khúc giữa video hướng dẫn.
Bước 4: Lắp đặt bàn đỡ và dây băng tải PVC
Về bàn đỡ dây băng, các bạn chấn thép tấm hoặc inox tấm tương tự như video theo dạng hình máng phẳng. Lòng máng chính là bàn đỡ dây băng tải. Thành máng đảm nhiệm luôn tác vụ lan can dẫn hướng chống tràn biên sản phẩm tải.
Dây băng tải PVC các bạn nên sử dụng dòng băng tải PVC xanh trơn, độ dày từ 03 mm trở lên. Và có cánh gạt để tải liệu lên dốc, chống trôi ngược sản phẩm tải. Nên có cánh gạt, vì chúng ta lên xuống hàng xe tải, thường xuyên phải tải lên dốc từ mặt sàn lên sàn xe tải. Cánh gạt không cần quá cao. Độ cao 50 mm là ổn. Độ cao 80 mm hay 100 mm hay bị gãy cánh gạt do va chạm, vì dòng băng tải này thường xuyên di động, tác vụ đẩy qua đẩy lại.
Nhận tư vấn kỹ thuật và đặt mua vật tư dây băng tải PVC và các phụ kiện băng tải khác, các bạn có thể liên hệ số điện thoại và zalo trong video dưới đây.
Bước 5: Lắp đặt hệ thống nâng hạ
Hệ thống nâng hạ là yếu tố tương đối quan trọng của dòng băng tải này. Vì nó đi theo xe tải và di động. Xe tải thì thông thường lên hàng xuống hàng cần các độ cao khác nhau tùy tính chất từng loại sản phẩm tải. Chúng ta không cần làm kết cấu nâng hạ bằng động cơ. Chúng ta có thể làm kết cấu nâng hạ bằng vít me và vô lăng quay tay cho tiện sử dụng.
Các bạn có thể đọc thêm về cách thiết kế cơ cấu nâng hạ cho băng tải bằng hệ thống vít me tại đây: Cơ cấu nâng hạ bằng vít me cho băng tải.
Trong video hướng dẫn có minh họa chi tiết kết cấu nâng hạ thủ công bằng vô lăng và cáp tời. Các bạn có thể thay hệ thống cáp tời bằng hệ thống vít me. Tùy các bạn thiết kế sao cho tiện sử dụng.
Bước 6: Lắp đặt hệ thống di chuyển
Hệ thống di chuyển các bạn chú ý thiết kế bánh xe cỡ lớn nếu bạn cho băng tải tính năng kéo sau xe như rơ-moóc. Còn nếu không cũng vẫn cần bánh xe tối thiểu cỡ trung trở lên. Vì dòng băng tải này các bạn tác vụ hay phải đẩy và di chuyển trên địa hình nơi làm việc không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Bánh xe kích cỡ nhỏ sẽ kẹt bánh.
Hầu như hệ thống băng tải nào cũng có thể quyền biến di động bằng bánh xe được. Nhưng bánh xe hay thiết kế nhỏ, vì thường hoạt động trong xưởng sản xuất, kho bãi có mặt bằng tương đối bằng phẳng.
Riêng dòng băng tải nâng hạ di động này thì cần kích cỡ bánh xe lớn hơn nhiều. Và thường nên sử dụng dòng bánh xe bọc cao su có chốt khóa định vị.
Video dưới đây giới thiệu 10 dòng băng tải công nghiệp thông dụng. Hầu như dòng nào chúng ta cũng có thể chế tác dạng di động bằng bánh xe. Các bạn có thể tham khảo thêm danh sách các dòng băng tải công nghiệp thường gặp tại đây: Top 10 loại băng tải công nghiệp thông dụng.
Tài liệu thiết kế băng tải tổng quan, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại liên kết sau: Hướng Dẫn Tính Toán Thiết Kế Băng Tải.